Mục lục
Tủ lạnh là thiết bị dùng để bảo quản thực phẩm có mặt hầu hết trong mọi gia đình Việt. Hãy cùng Kho điện máy Online tìm hiểu cấu tạo của tủ lạnh, sơ đồ nguyên lý hoạt động trong bài viết này.
1. Cấu tạo của tủ lạnh
Một chiếc tủ lạnh thông thường được cấu tạo từ 4 bộ phận chính là dàn ngưng, máy nén ( Block ), môi chất lạnh ( gas ), dàn bay hơi
1.1. Dàn ngưng
Dàn ngưng là thiết bị trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh ( Gas lạnh ) ngưng tụ với môi trường làm mát. Thực hiện nhiệm vụ là thải nhiệt của môi chất lạnh ra ngoài môi trường. Chất liệu chế tạo dàn ngừng được làm bằng sắt, đồng, có cánh tản nhiệt
Thông thường, dàn ngưng được lắp đặt, đầu vào được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu môi chất lỏng ra được lắp vào phin sấy lọc trước khi nối với ống mao.
1.2. Máy nén ( Block )
Tủ lạnh thường trang bị loại máy nén một hoặc hai pitong, dùng cơ cấu quay tay thanh truyền biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittong
Máy nén sẽ hút hết môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp. Ngoài ra, block có nhiệm vụ nữa là nép hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng.
1.3. Môi chất lạnh ( Gas )
Gas là chất lỏng dễ bay hơi đặt trong tủ lạnh để tạo độ lạnh. Nhiệt độ bay hơi của chất làm lạn ở mức khoảng -27 độ C.
1.4. Dàn bay hơi
Dàn bay hơi của tủ lạnh là thiết bị trao đổi nhiệt giữa môi chất chất và môi trường cần làm lạnh. Dàn bay bơi có nhiệm vụ thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Thiết bị được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu, trước máy nén trong hệ thống lạnh.
2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh trải qua 4 bước:
Bước 1: Nén khí gas
Tủ lạnh có một máy nén 4) dùng để nén môi chất làm lạnh lên áp suất cao và nhiệt độ cao, lúc này trạng thái môi chất ở thể khí
Bước 2: Ngưng tụ
Sau khi đi qua máy nén, môi chất được đẩy tới dàn nóng (1), tại đây môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao được không khí làm mát và ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp.
Đây cũng là nơi diễn ra quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ, do đó, nếu bạn sờ tay vào bên hông tủ lạnh nơi đặt dàn ngưng sẽ cảm thấy nóng.
Bước 3: Giãn nở
Tiếp theo môi chất lỏng ở áp suất cao đi qua thiết bị giãn nở (3) dưới tác động của van tiết lưu môi chất biến từ áp suất cao và nhiệt độ thấp thành áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
Bước 4: Hóa hơi
Ở đây môi chất lạnh nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ lạnh để hóa hơi. Trong quá trình hóa hơi, môi chất sẽ thu nhiệt của không khí và làm lạnh môi trường trong tủ lạnh. Sau khi hóa hơi thì môi chất lạnh ( gas ) sẽ trở về máy nén để tiếp tục chu kỳ mới.
Trên đây là cấu tạo tủ lạnh và nguyên lý hoạt động. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn.
Xem thêm bài viết: Cách tính công suất tủ lạnh, hết bao nhiêu số điện 1 tháng?
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Hướng dẫn cách chỉnh nhiệt độ tủ lạnh Casper
14/06/2022
1683 views
Tủ lạnh Casper không mát nguyên nhân do đâu?
11/06/2022
1430 views
Tủ lạnh 600l hãng nào tốt? Đặc điểm nổi bật...
14/06/2022
1183 views
Nguyên nhân tủ lạnh Hitachi bị chảy nước. Cách khắc...
11/06/2022
1175 views
Tủ lạnh Hitachi báo lỗi nháy 12 lần. Nguyên nhân...
11/06/2022
1133 views
Nguyên nhân Tủ lạnh hitachi báo lỗi nháy đèn 13...
11/06/2022
1058 views
Cách kiểm tra – kích hoạt bảo hành tủ lạnh...
02/12/2022
1057 views
Cách chỉnh nhiệt độ tủ lạnh Sharp J-tech Inverter, 4...
22/06/2022
1006 views