Mục lục
- 1 1. Hậu quả của tủ lạnh Samsung không chạy hoặc chạy yếu là gì?
- 2 2. Nguyên nhân khiến tủ lạnh Samsung không chạy
- 2.1 2.1. Tủ lạnh không chạy do bị mất nguồn điện
- 2.2 2.2. Block nén bị hư
- 2.3 2.3. Tủ lạnh vào điện nhưng không lạnh
- 2.4 2.4. Tủ lạnh không chạy do đồng hồ thời gian hỏng hoặc bị kẹt
- 2.5 2.5. Cầu chì nhiệt bị đứt
- 2.6 2.6. Chập bộ điều khiển nhiệt độ
- 2.7 2.7. Bảng điều khiển điện tử bị lỗi sẽ khiến tủ lạnh không chạy
- 2.8 2.8. Tủ lạnh chạy yếu do nguồn điện yếu hoặc chập chờn
- 2.9 2.9. Tủ lạnh chạy yếu do đựng đồ nóng trong tủ lạnh
- 2.10 2.10. Quạt gió bị hư hoặc mất dây
- 3 3. Hướng dẫn sửa tủ lạnh Samsung không chạy
- 3.1 3.1. Kiểm tra nguồn điện tủ lạnh
- 3.2 3.2. Thay block nén
- 3.3 3.3. Kiểm tra tổng thể và máy nén
- 3.4 3.4. Thay thế đồng hồ thời gian
- 3.5 3.5. Sửa cầu chì nhiệt
- 3.6 3.6. Kiểm tra bộ điều khiển nhiệt độ
- 3.7 3.7. Bảng điều khiển điện tử bị lỗi sẽ khiến tủ lạnh không chạy
- 3.8 3.8. Kiểm tra nguồn điện khu vực
- 3.9 3.9. Không đựng đồ nóng trong tủ lạnh
- 3.10 3.10. Sửa chữa quạt gió
- 4 4. Những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh Samsung
Khi sử dụng tủ lạnh không đúng cách sẽ khiến cho tủ không chạy hoặc chạy yếu. Cách khắc phục tình trạng này là gì và cần có những lưu ý nào? Cùng Kho điện máy online tìm hiểu qua bài viết “Khắc phục Tủ lạnh Samsung không chạy ngay tại nhà” nhé!
1. Hậu quả của tủ lạnh Samsung không chạy hoặc chạy yếu là gì?
Tủ lạnh chạy yếu hay không chạy gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình sử dụng:
1.1. Hao tốn nhiều điện năng
Tình trạng tủ lạnh Samsung không chạy hoặc chạy yếu khiến tủ không đạt đủ độ mát mà vẫn tiêu hao lượng điện tương đương công suất tối đa.
Điều đó dẫn đến:
- Các bộ phận khác phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp hơi lạnh cho cả tủ.
- Dẫn tới tiêu tốn năng lượng cao hơn mức bình thường.
1.2. Ảnh hưởng chất lượng, tuổi thọ của tủ
Khi mà tình trạng này xảy ra với tần suất quá nhiều trong một thời gian.
Điều đó làm cho các bộ phận của tủ phải hoạt động quá tải dù không mang lại hiệu quả làm lạnh.
Dẫn tới vừa làm giảm chất lượng, vừa làm giảm tuổi thọ của tủ.
1.3. Ảnh hưởng hiệu quả làm lạnh
Khi không đủ nhiệt làm lạnh thì thực phẩm sẽ không được bảo quản.
Gây ra tình trạng thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, xuất hiện mùi khó chịu và đá cũng sẽ bị tan ra.
1.4. Tốn chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện
Khi tủ lạnh bị hư hỏng nặng thì chi phí để thay thế linh phụ kiện sẽ tốn nhiều hơn.
2. Nguyên nhân khiến tủ lạnh Samsung không chạy
Tủ lạnh không chạy, chạy yếu gây những ảnh hưởng nghiêm trọng như hao tốn điện năng, ảnh hưởng đến làm lạnh,… Tìm hiểu ngay những nguyên nhân dưới đây.
2.1. Tủ lạnh không chạy do bị mất nguồn điện
Tủ lạnh sẽ hoạt động và làm lạnh khi được cung cấp một nguồn điện phù hợp.
Hãy kiểm tra xem dây nguồn có bị chuột cắn đứt hoặc lỏng giắc cắm bên trong tủ lạnh hay không.
2.2. Block nén bị hư
Tiến hành kiểm tra block nén của tủ lạnh, block đã bị hư hỏng khi xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Nhiệt tỏa ra ở block nóng hơn bình thường
- Tình trạng đóng và ngắt của dàn nóng diễn ra một cách liên tục
- Dòng làm việc có định mức nhỏ hơn so với dòng định mức
- Xuất hiện những tiếng kêu to của tủ lạnh gây ồn ào, nhiệt độ của tủ lạnh có sự thay đổi liên tục không được ổn định.
- Block tủ lạnh không hoạt động
Block nén bị hư hỏng sẽ khiến cho tủ lạnh không chạy. Một số nguyên nhân gây hỏng block tủ lạnh như:
- Block tủ lạnh phải hoạt động một cách quá tải trong khoảng thời gian dài do tình trạng xì gas, thiếu gas.
- Block sử dụng một thời gian dài làm cho bánh răng, mô tơ hoặc các cuộn dây bị hỏng.
2.3. Tủ lạnh vào điện nhưng không lạnh
Tủ lạnh sáng đèn nhưng không chạy, không làm lạnh tủ.
Lúc này vẫn có nguồn điện vào tủ lạnh nhưng tủ lạnh lại không thể làm lạnh.
Khi đó các bạn cần đi kiểm tra hoạt động của máy nén tủ lạnh nằm ở khoang chứa phía sau.
Nếu nghe được tiếng tạch tạch phát ra thì đây chính là tiếng của rơ le khởi động máy nén (bộ khởi động điện tử). Khi máy nén tủ lạnh không chạy thì toàn bộ hệ thống làm lạnh không được vận hành và sẽ không làm lạnh được.
Máy nén có cấu tạo mạch điện gồm có 3 bộ phận:
- Rơ le khởi động: có vai trò như một công tắc sẽ giúp đóng và ngắt mạch bằng điều khiển.
- Rơ le quá tải (tecmit) có vai trò bảo vệ tủ lạnh trong trường hợp bị quá tải hoặc quá nhiệt.
- Tụ điện là thiết bị tạo ra dòng điện với điện thể lớn có tác dụng kích cho động cơ máy nén hoạt động.
Vì thế khi tụ điện bị hỏng, nổ hay bị phồng thì máy nén sẽ không thể hoạt động được.
2.4. Tủ lạnh không chạy do đồng hồ thời gian hỏng hoặc bị kẹt
Đồng hồ thời gian bị hỏng hoặc bị kẹt thường dẫn đến:
- Tủ lạnh vẫn thấy sáng đèn nhưng block không chạy.
- Quạt gió bên trong giàn không chạy.
Đồng hồ thời gian thường nằm trong ngăn để thực phẩm hoặc ở phần dưới đằng sau gần block.
Cần kiểm tra xem đồng hồ có rung hay không:
- Đồng hồ rung nghĩa là vẫn đang chạy.
- Đồng hồ không rung là đã bị hư hỏng.
2.5. Cầu chì nhiệt bị đứt
Trong trường hợp nhiệt độ bộ xả đá tăng lên cao không thể kiểm soát được.
Kho đó, cầu chì nhiệt sẽ bị đứt để ngắt mạch điện.
Cầu chì nhiệt và mạch điện của hệ thống làm lạnh được kết nối trực tiếp với nhau.
Do đó khi cầu chì nhiệt bị đứt thì hệ thống làm lạnh sẽ không hoạt động được.
Dẫn đến tủ lạnh không chạy mà chỉ có đèn tủ lạnh sáng.
2.6. Chập bộ điều khiển nhiệt độ
Bộ điều khiển nhiệt độ có tác dụng thay đổi nhiệt độ làm lạnh ở các mức độ khác nhau.
Đây chính là một mạch điều khiển đặt ngay phía bên trong tủ lạnh có hình dáng một cái núm vặn để có thể vặn thay đổi.
Khi núm xoay gặp vấn đề chập chờn có thể khiến cho tủ lạnh không chạy hay tủ lạnh không mát theo tiêu chuẩn.
2.7. Bảng điều khiển điện tử bị lỗi sẽ khiến tủ lạnh không chạy
Mạch điều khiển điện tử mang đến nhiều tính năng ưu việt hơn, giúp điều khiển một cách toàn diện các thông số hoạt động của tủ từ vận hành máy nén, nhiệt độ ngăn đá, quạt tủ lạnh,… Điều này khác biệt so với bộ điều khiển cơ sẽ điều khiển riêng lẻ từng bộ phận.
Bảng điều khiển điện tử bị lỗi sẽ khiến tủ lạnh không chạy dẫn đến tủ lạnh Samsung không chạy.
2.8. Tủ lạnh chạy yếu do nguồn điện yếu hoặc chập chờn
Trường hợp này, tủ lạnh có chạy nhưng do nguồn điện không đảm bảo.
Điều đó khiến hơi lạnh không được lan toả đến toàn bộ tủ lạnh.
Dẫn đến tủ lạnh không bảo quản thực phẩm hiệu quả được.
2.9. Tủ lạnh chạy yếu do đựng đồ nóng trong tủ lạnh
Một số người sử dụng không biết hoặc do chủ quan mà luôn có thói quen đặt đồ nóng vào trong tủ lạnh.
Khi đồ nóng được đặt vào tủ lạnh thì hệ thống làm lạnh sẽ phải hoạt động quá tải.
Khiến tủ lạnh chạy yếu, lâu ngày dẫn đến hỏng Timer hoặc sò nóng, sò lạnh, block tủ.
Hậu quả là tủ lạnh không chạy được nữa.
2.10. Quạt gió bị hư hoặc mất dây
Quạt gió là một bộ phận của tủ lạnh nằm trên ngăn đá ở phía sâu bên trong. Tác dụng của quạt gió là hút gió từ giàn lạnh rồi thổi đến buồng lạnh. Hơi lạnh này sẽ giúp đảm bảo nhiệt độ lạnh cho tủ và bảo quản thực phẩm.
Các bạn mở tủ phần trên ngăn đá ra, nếu không thấy có hơi lạnh phả ra tức là quạt gió đã bị hỏng.
Nếu quạt gió bị hỏng thì không có đủ hơi lạnh để tủ hoạt động và sẽ không thực hiện được chức năng bảo quản thực phẩm.
Nguyên nhân khiến quạt gió bị hư có thể do:
- Đầu dây bị đứt hoặc do quạt đã bị hỏng.
- Khi sử dụng tủ lạnh một thời gian dài, quạt gió sẽ trở nên khô do hết dầu làm trơn, khi đó sẽ bị kẹt và không hoạt động được nữa.
3. Hướng dẫn sửa tủ lạnh Samsung không chạy
Bạn có thể làm theo những cách dưới đây để khắc phục tình trạng Tủ lạnh Samsung không chạy.
3.1. Kiểm tra nguồn điện tủ lạnh
Rút phích cắm ở tủ lạnh ra và cắm vào ổ cắm khác đồng thời kiểm tra dây nguồn nếu bị đứt thì cần nối lại ngay.
Lưu ý: Khi tiến hành sửa chữa lỗi liên quan đến nguồn điện các bạn cần dùng bút thử điện để kiểm tra xem điện có bị rò rỉ hay không, tránh xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn.
3.2. Thay block nén
Các bạn cần liên hệ với nhân viên kỹ thuật để có thể kiểm tra chính xác và thay thế block trong trường hợp block đã bị hư hỏng nặng, hoặc khắc phục nếu chỉ bị hư hỏng nhẹ.
3.3. Kiểm tra tổng thể và máy nén
- Đồng hồ đo điện sẽ được sử dụng trong trường hợp này để giúp kiểm tra được tính thông mạch của hai bộ phận đó là rơ le và tụ điện.
- Nếu cả rơ le và tụ điện đều đã bị hỏng thì các bạn cần phải tiến hành thay thế ngay.
- Khi kiểm tra mà các thiết bị vẫn hoạt động tốt thì bạn cần liên hệ với thợ sửa chữa chuyên nghiệp để được kiểm tra tổng thể và máy nén.
3.4. Thay thế đồng hồ thời gian
Các bạn cần mua đồng hồ đúng loại, đúng công suất để thay thế.
Nếu không tự thay thế được cần gọi thợ sửa chữa đến hỗ trợ.
3.5. Sửa cầu chì nhiệt
Cần gọi thợ đến sửa chữa lại cầu trì đã bị đứt, khi đó tủ lạnh sẽ hoạt động bình thường.
3.6. Kiểm tra bộ điều khiển nhiệt độ
Để kiểm tra bộ điều khiển nhiệt độ có bị chập hay không bạn cần:
- Tháo bộ phận này ra khỏi tủ lạnh và ngắt kết nối với các dây dẫn khác.
- Sau đó đặt núm xoay ở chế độ làm lạnh và dùng một chiếc đồng hồ điện để kiểm tra.
Khi bộ điều khiển nhiệt độ bị hỏng hoặc chập chờn thì cần thay thế bằng bộ mới.
3.7. Bảng điều khiển điện tử bị lỗi sẽ khiến tủ lạnh không chạy
Liên hệ đến trung tâm sửa chữa để được kiểm tra toàn diện và bảng điều khiển điện tử để có thể sửa chữa kịp thời.
3.8. Kiểm tra nguồn điện khu vực
Kiểm tra mức độ ổn định của điện áp khu vực bạn đang dùng.
Nếu nguồn điện không ổn định sẽ cần sử dụng thêm ổn áp để giúp ổn định điện áp, đảm bảo hoạt động bình thường cho tủ lạnh.
Lưu ý: Ổn áp sử dụng cho tủ lạnh cần có công suất lớn hơn gấp 1,5 – 1,8 công suất của tủ lạnh. Ví dụ: tủ lạnh công suất 120W thì cần mua máy ổn áp có công suất từ 180W-220W.
3.9. Không đựng đồ nóng trong tủ lạnh
Cần ghi nhớ nguyên tắc chỉ đặt đồ nguội vào tủ lạnh, tránh làm hỏng tủ do quá tải nhiệt.
Khi bị hỏng các bộ phận này, hãy tìm đến các dịch vụ bảo hành, sửa chữa tủ lạnh để được kiểm tra và thay thế một cách an toàn.
3.10. Sửa chữa quạt gió
Cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế quạt gió để tủ lạnh hoạt động bình thường.
Tốt nhất nên gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ.
4. Những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh Samsung
- Không được làm đông lại thực phẩm đã rã đông hoàn toàn.
- Không đặt đồ uống có ga hoặc sủi bọt bên trong ngăn đá.
- Không để chai lọ hoặc vật chứa bằng thủy tinh vào trong ngăn đá, thủy tinh có thể bị vỡ và gây thương tích cá nhân.
- Không nên xếp thực phẩm quá chật chội bên trong tủ, vì lúc này hơi lạnh khó tìm được kẽ hở để tuần hoàn bên trong tủ, dẫn đến làm lạnh kém và người dùng lầm tưởng tủ lạnh bị lỗi. Khi xếp thực phẩm cần tránh đặt sát họng gió vì sẽ làm cản khí lạnh tuần hoàn trong tủ.
- Không nên cắm nhiều thiết bị vào cùng một ổ cắm điện. Tủ lạnh phải luôn luôn được cắm vào ổ điện riêng có mức điện áp định mức phù hợp với mức điện áp được ghi trên bảng thông số của tủ lạnh.
- Không đứng lên thiết bị hoặc để các đồ vật (như đồ giặt ủi, nến đang cháy, thuốc lá đang cháy, chén đĩa, hóa chất, vật bằng kim loại,…) lên trên thiết bị vì dễ gây ra hỏa hoạn hoặc điện giật.
- Hạn chế đóng mở cửa tủ lạnh quá nhiều lần vì làm khí lạnh thoát ra ngoài gây tác động không tốt đến nhiệt độ duy trì bên trong tủ.
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp theo hướng dẫn sử dụng tủ lạnh Samsung của hãng để tủ lạnh hoạt động đúng công suất.
- Vệ sinh, bảo dưỡng, bảo trì tủ lạnh Samsung thường xuyên.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến khiến Tủ lạnh Samsung không chạy hoặc chạy yếu, các bạn hãy tham khảo và áp dụng cách khắc phục khi chiếc tủ lạnh nhà mình gặp phải vấn đề này nhé!
Xem thêm
- Hướng dẫn cách hẹn giờ tắt điều hoà panasonic - 04/08/2023
- Hướng dẫn cách chỉnh điều hoà Panasonic - 02/08/2023
- Chia sẻ các nút trên điều khiển điều hoà Panasonic - 31/07/2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Hướng dẫn cách chỉnh nhiệt độ tủ lạnh Casper
14/06/2022
1389 views
Tủ lạnh Casper không mát nguyên nhân do đâu?
11/06/2022
1127 views
Tủ lạnh 600l hãng nào tốt? Đặc điểm nổi bật...
14/06/2022
968 views
Nguyên nhân tủ lạnh Hitachi báo lỗi nháy 12 lần
11/06/2022
924 views
Cách sử dụng tủ lạnh Casper chuẩn xác nhất
11/06/2022
913 views
Nguyên nhân tủ lạnh Hitachi báo lỗi nháy 7 lần
11/06/2022
899 views
Nguyên nhân tủ lạnh Hitachi báo lỗi nháy 14 lần
11/06/2022
889 views
Nguyên nhân Tủ lạnh hitachi báo lỗi nháy đèn 13...
11/06/2022
883 views