Mục lục
Để điều hòa hoạt động hiệu quả và hạn chế xảy ra lỗi, bạn nên vệ sinh máy điều hòa một cách thường xuyên. Sau đây Tổng kho điện máy sẽ hướng dẫn bạn Các bước vệ sinh điều hòa Midea đầy đủ nhất, mời các bạn theo dõi.
1. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh và một số lưu ý khi vệ sinh máy lạnh Midea
1.1. Dụng cụ cần thiết
Những dụng cụ này thường được các thợ điện lạnh sử dụng mỗi khi vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh Midea.
– Máng tôn hoặc võng hứng nước bẩn.
– Bơm tăng áp là máy bơm nước với áp suất cao, dùng để xịt rửa các khe kim loại trên dàn nóng/lạnh rất nhanh chóng và tiện lợi. Có thể tận dụng nguồn nước máy áp lực cao của nhà bạn để xịt rửa nếu được.
– Tuốc-nơ-vít (tua vít) dùng để tháo các ốc vít trên dàn lạnh.
– Túi nilon hoặc giẻ khô để che bo mạch điện tử, ngăn không cho nước bắn vào gây hư hỏng.
– Nguồn nước sạch để xịt rửa. Không cần thiết phải pha thêm chất tẩy rửa nếu máy không có quá nhiều bụi bẩn.
– Nước rửa bát hoặc chất tẩy tương đương để tẩy những vất bẩn cứng đầu trên lớp vỏ nhựa dàn lạnh.
– Giẻ rửa bát/mút rửa bát để lau chùi vỏ nhựa dàn lạnh.
– Giẻ khô để lau khô phần vỏ dàn lạnh.
1.2. Lưu ý khi vệ sinh điều hòa Midea
- Phải tắt máy lạnh, ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
- Nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên nếu thấy nó bám bụi bẩn.
- Rửa dàn nóng và dàn lạnh định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm, tuỳ vào mức độ và điều kiện sử dụng.
- Dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch. Tuyệt đối không được để nước bắn vào và làm ướt bo mạch điện tử của máy lạnh, dễ gây hư hỏng.
- Tránh tối đa việc làm dàn nóng bị móp méo biến dạng. Nếu lỡ tay làm biến dạng các lá nhôm thì dung vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại nhưng phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá nhôm.
- Kiểm tra mối nối gas và mối nối điện để đảm bảo không bị rò rỉ gas, điện gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
2. Các bước vệ sinh máy lạnh Midea tại nhà
Để thực hiện vệ sinh máy điều hòa Midea, bạn hãy theo dõi các bước tháo máy lạnh Midea tại đây.
2.1. Vệ sinh dàn lạnh
Bước 1 – Tháo tạm nắp che máy lạnh
Để thực hiện đúng quy trình của cách vệ sinh điều hòa Midea, bạn cần phải hiểu rõ các bước thực hiện. Để làm sạch mặt nạ điều hòa Midea, bạn tiến hành thao tác:
- Nhấc nhẹ nhàng mặt trước của điều hòa lên cao hơn chiều ngang và kéo ra ngoài thì phần mặt nạ sẽ được tháo.
- Tiếp đến, dùng miếng bọt biển hoặc khăn ẩm thấm dung dịch tẩy rửa và lau nhẹ nhàng. Khi rửa, không nên nhấn quá mạnh làm nứt vỡ.
- Cuối cùng là tiến hành lau khô hoặc để thiết bi tự khô và đi xử lý vệ sinh bộ phận khác.
Bước 2 – Cách tháo và vệ sinh lưới lọc điều hòa Midea
Dàn lọc khí hay lưới lọc khí là một bộ phận quan trọng của máy lạnh. Đối với thiết bị điện lạnh Midea, tấm lưới lọc nên được làm sạch thường xuyên, thường là 2 tuần 1 lần.
Cách tháo lưới lọc điều hòa Midea đó là:
- Phun nước hoặc cọ rửa để làm sạch lưới lọc. Lưới lọc khí thường làm bằng chất liệu nilon nên bạn không nên dùng nước nóng (trên 40 độ) để rửa và sấy vì có thể gây biến dạng lưới lọc.
- Phun nước từ mặt này sang mặt kia để đẩy bụi bẩn ở 2 mặt đều được đẩy ra.
- Nếu vẫn còn bụi, dùng mút rửa bát để chà nhẹ từng kẻ hở.
- Sau khi rửa sạch tấm lưới, bạn lau nước rồi phơi nơi thoáng khí (nhiệt độ không quá gắt và không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời)
*Lưu ý: Không phơi trực tiếp lưới lọc dưới ánh mặt trời, thế có thể làm bộ lọc khí bị co rút biến dạng.
Bước 3 – Tháo và vệ sinh phần vỏ của dàn lạnh
Dùng tua vít để tháo các con ốc cố định phần vỏ với phần thân dàn lạnh.
Sau đó dùng cả 2 tay nhấc vỏ ra. Để nơi thuận tiện rồi dùng giẻ lau sạch.
Bước 4 – Xịt rửa dàn lạnh
– Trước hết, dùng túi nilon/giẻ khô bọc kín phần bo mạch dàn lạnh để tránh nước bắn vào.
– Treo máng tôn hoặc võng vải nilon ở phía dưới để hứng nước.
– Sau cùng, xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh một cách cẩn thận, tránh văng nước lung tung.
Đảm bảo đã ngắt điện trước khi xịt nước. Chỉ xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt và các bộ phận khác dễ làm hỏng máy.
Lưu ý: Dùng giấy hay giẻ lau sẽ không thể sạch được dàn lạnh.
2.2. Vệ sinh dàn nóng của máy lạnh Midea
Các bước thực hiện đơn giản hơn:
- Đảm bảo đã tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện để tránh bị điện giật, hỏng máy.
- Tháo mặt nạ bảo vệ của dàn nóng ra để việc vệ sinh máy lạnh cũng như các bộ phận bên trong được suôn sẻ hơn.
- Xịt rửa dàn ngưng tụ của máy, quạt dàn nóng, mặt nạ và các bụi bẩn bên dưới máy. Công việc sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần, đến khi mọi thứ được sạch sẽ.
- Lau sạch vỏ ngoài nếu thấy cần thiết về vấn đề thẩm mỹ.
- Hong khô toàn bộ dàn nóng
- Lắp ráp lại các chi tiết theo trình tự ngược lại khi tháo. Kiểm tra kỹ các đầu ống đồng, dây điện kết nối.
*Lưu ý: Cần tránh tối đa việc làm dàn nóng bị móp méo biến dạng. Nếu bạn lỡ tay làm biến dạng các lá kim loại, cần dùng vật mỏng đầu nhọn nắn thẳng lại, nhưng phải nhẹ tay để tránh làm thủng các ống môi chất nằm trong các lá kim loại.
2.3. Chú ý an toàn sau khi vệ sinh điều hòa
Nếu có bất kỳ các điều kiện sau xảy ra, hãy tắt điều hòa Midea của bạn ngay để kiểm tra:
- Dây điện bị hư hỏng hoặc nóng bất thường
- Có mùi khét của cháy nổ
- Máy phát ra âm thanh lớn và bất thường
- Cầu chì bị đứt hoặc công tắc mạch bị ngắt liên tục
3. Thời điểm vệ sinh máy lạnh Midea để có hiệu quả tốt nhất?
3.1. Vệ sinh định kỳ
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất và các trung tâm bảo dưỡng điện lạnh, tần suất vệ sinh máy lạnh còn tùy thuộc vào môi trường và thói quen sử dụng của người dùng.
– Đối với các hộ gia đình:
- Cần vệ sinh điều hòa Midea định kỳ 3-4 tháng/lần đối với các loại máy không thường xuyên sử dụng.
- Đối với các máy sử dụng liên tục, thì nên làm vệ sinh từ 2 – 3 tháng/lần.
– Đối với các nhà hàng, công ty, cửa hàng thì nên vệ sinh máy lạnh thường xuyên hơn 3 tháng/lần.
– Đối với nhà máy, xí nghiệp lắp máy lạnh trong môi trường nhiều bụi bẩn thì nên vệ sinh máy lạnh định kỳ mỗi tháng 1 lần.
3.2. Khi máy lạnh xuất hiện mùi hôi
Sau một thời gian sử dụng máy lạnh người dùng sẽ nghe thấy mùi hôi ẩm được thổi ra từ hơi mát của máy lạnh. Vì vậy, khi xuất hiện mùi hôi, bạn cần vệ sinh máy lạnh Midea ngay, tránh mang lại cảm giác khó chịu cũng như hạn chế vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
3.3. Máy lạnh vẫn hoạt động nhưng không mát
Không ít người dùng phát hiện máy lạnh không mát trong khi máy đang hoạt động. Ngoài ra, máy còn xuất hiện tình trạng chạy yếu hoặc có tiếng kêu lạ mà trước đó chưa từng có. Điều này có thể do máy lạnh vận hành đã lâu ngày và bám đầy bụi bẩn.
3.4. Máy lạnh bị chảy nước
Hiện tượng này xuất hiện khi máy lạnh của bạn đã sử dụng trong một khoảng thời gian khá lâu mà chưa làm vệ sinh. Lúc này, đường ống thoát nước quá bẩn, làm cho đường ống bị tắc nghẹt, dẫn đến chảy nước ra ngoài.
3.5. Điện năng tiêu thụ cao bất thường
Nếu bạn thấy máy lạnh hoạt động nhưng khả năng làm lạnh yếu, điện năng tiêu thụ tăng cao bất thường thì chắc chắn tấm màng lọc không khí trên máy lâu ngày chưa được vệ sinh, cản trở quá trình làm lạnh cho căn phòng.
3.6. Máy lạnh, điều hòa Midea bị bám tuyết
Khi bật nắp mặt nạ của dàn lạnh, rút lưới lọc bụi ra ngoài ta thấy dàn lạnh của máy lạnh bị bám tuyết.
3.7. Máy lạnh chạy nhưng cục nóng không chạy
Khi máy lạnh chạy bình thường nhưng không thấy khí mát và cục nóng không hoạt động, khả năng cao là mạch điều khiển bị lỗi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do xì gas hoặc lưới lọc đã quá bẩn.
4. Lợi ích vệ sinh máy lạnh Midea thường xuyên là gì?
Vệ sinh điều hòa Midea thường xuyên sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích đáng kể như sau:
4.1. Tạo không khí trong sạch, mát mẻ
- Màng lọc gió của điều hòa là bộ phận mang lại không khí tươi mát và trong sạch cho người sử dụng. Không khí từ môi trường bên ngoài khi đi qua điều hòa sẽ được làm lạnh và tiếp tục được loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn qua tấm màng lọc gió trước khi tiếp xúc với cơ thể.
- Sau một thời gian sử dụng, lớp màng lọc này sẽ bị đóng bụi, làm giảm chức năng lọc gió, lọc bụi, không khí không còn được trong sạch, khiến người sử dụng điều hòa dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vệ sinh điều hòa Midea giúp làm sạch tấm màng lọc này, giúp điều hòa tiếp tục hoạt động bình thường.
- Gia đình có người già, trẻ nhỏ và người bệnh đường hô hấp nên thường xuyên vệ sinh màng lọc gió máy lạnh này.
4.2. Tăng khả năng làm lạnh
- Màng lọc máy lạnh bị bụi bẩn che kín cũng khiến cho lượng gió lưu thông qua bị hạn chế, từ đó khả năng làm lạnh bị giảm đi. Kết quả từ các cuộc nghiên cứu và khảo sát cho thấy, cứ sau mỗi tuần hoạt động liên tục, khả năng làm lạnh của máy lạnh bị giảm đi ít nhất 1%.
- Nguyên nhân của hiện tượng này là do lớp bụi bẩn bám vào màng lọc. Lượng bụi bám càng nhiều thì khả năng làm lạnh càng giảm. Nếu không làm sạch tấm màng lọc không khí này thì dù điều hòa có hoạt động hết công suất, tiêu thụ thêm nhiều điện năng cũng không giúp bạn đạt được nhiệt độ mát phù hợp.
4.3. Tăng tuổi thọ của máy
- Vệ sinh máy lạnh Midea thường xuyên giúp tăng tuổi thọ và độ bền máy. Đơn giản là khi lớp bụi bám lấy màng lọc không còn, không khí được lưu thông qua điều hòa được dễ dàng hơn, khả năng làm lạnh nhanh, máy hoạt động ít. Điều này vừa giảm sự tiêu hao năng lượng vô ích, vừa khiến máy hoạt động được lâu và bền hơn.
- Không chỉ màng lọc và dàn nóng của máy lạnh cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Dàn nóng được máy lạnh được vệ sinh sẽ giúp tản nhiệt tốt hơn, tránh được tình trạng tự ngắt điện khi đang hoạt động.
5. Làm thế nào để điều hòa midea hoạt động bền bỉ?
Để điều hòa midea giá rẻ hoạt động hiệu quả, lâu bền và ít xảy ra lỗi nhất thì bạn nên tham khảo một số mẹo dưới đây:
- Thường xuyên vệ sinh, bảo trì máy điều hòa midea để tăng hiệu quả làm mát nhanh.
- Nên lắp mái che cho cục nóng điều hòa và lắp đặt ở nơi thoáng mát.
- Lắp điều hòa ở vị trí thích hợp.
- Đảm bảo nguồn điện sử dụng cho điều hòa phải ổn định, đủ tải cho công suất của thiết bị.
- Không nên bật điều hòa liên tục 24/24.
- Không thay đổi nhiệt độ cài đặt liên tục.
- Cài đặt nhiệt độ phù hợp cho máy lạnh từ 25 – 28 độ.
- Nhiệt độ được cài đặt chênh lệch không quá 10 độ C so với nhiệt độ bên ngoài.
- Hạn chế tắt/ bật máy lạnh liên tục.
- Sử dụng thêm quạt để bổ trợ cho máy điều hòa Asanzo.
- Lựa chọn máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích phòng.
- Đóng kín cửa phòng trong quá trình sử dụng máy lạnh
- Bật chế độ ngủ và chế độ hẹn giờ khi sử dụng máy lạnh
- Sử dụng điều hoà Inverter để tăng khả năng tiết kiệm điện, kéo dài tuổi thọ.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về cách vệ sinh máy lạnh Midea ngay tại nhà một cách đầy đủ nhất. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Xem thêm
- Top 5 Tivi giá rẻ dưới 3 triệu đáng mua nhất hiện nay - 28/09/2023
- Hướng dẫn cách hẹn giờ tắt điều hoà panasonic - 04/08/2023
- Chia sẻ các nút trên điều khiển điều hoà Panasonic - 31/07/2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Hướng dẫn sử dụng điều khiển điều hoà Panasonic |...
31/01/2023
2340 views
Hướng dẫn sử dụng điều khiển điều hòa Ecool【Chi tiết】
31/05/2022
2005 views
Tổng hợp các lỗi thường gặp trên điều hòa Sunhouse...
11/06/2022
1865 views
Hướng dẫn sử dụng điều khiển điều hoà Asanzo 【Từ...
21/02/2023
1740 views
Điều hòa Sunhouse báo lỗi E6 [Nguyên nhân và cách...
09/06/2022
1700 views
Cách check/test lỗi máy lạnh LG Inverter – Chi tiết,...
17/05/2023
1689 views
【KHẮC PHỤC】Điều hòa Fujitsu nhấp nháy đèn xanh
19/04/2023
1676 views
Hướng dẫn cách hẹn giờ điều hòa Mitsubishi Electric
04/06/2022
1595 views