Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh âm trần 【 Sạch như mới 】

Như những sản phẩm điều hoà khác, điều hoà âm trần sau một khoảng thời gian dài sử dụng cũng cần được vệ sinh và bảo dưỡng. Vậy vệ sinh máy lạnh âm trần như thế nào cho đúng? Cùng theo dõi ngay trong bài viết này nhé!

1. Khi nào bạn cần vệ sinh máy lạnh âm trần

Điều dễ nhận biết nhất đó là máy lạnh âm trần tỏa ra luồng không khí không lạnh và khả năng làm lạnh giảm. Lúc này, máy cần được vệ sinh sau thời gian dài sử dụng.

Tiếp theo là hóa đơn tiền điện cao, chứng tỏ máy lạnh âm trần đang bị bụi bẩn bám khiến máy bị tắc nghẽn, điều này làm cho máy phải chạy nhiều hơn để cung cấp đủ hơi lạnh.

Dấu hiệu kế đến đó là máy lạnh âm trần tỏa ra mùi hôi gây khó chịu khi sử dụng.

Cuối cùng là máy lạnh bị chảy nước khi hoạt động.

Máy lạnh âm trần cần được vệ sinh định kỳ từ 6 tháng/lần để đảm bảo được năng suất làm lạnh cũng như nâng cao tuổi thọ của máy.

1. Khi nào bạn cần vệ sinh máy lạnh âm trần

2. Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh âm trần tại nhà

2.1. Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi vệ sinh máy lạnh âm trần, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ sau:

  • Thang xếp: Bạn nên dùng loại thang mới, không bị lung lay, rỉ sét để tránh gây nguy hiểm.
  • Máy bơm nước áp suất caoDùng để vệ sinh sạch sẽ máy lạnh âm trần.
  • Khăn lau: Dùng để lau khô các bộ phận của máy lạnh. Bạn nên lưu ý chọn khăn khô thay vì dùng khăn ướt. Bởi loại khăn ướt sẽ khiến máy lạnh bị ẩm mốc, gây ra sự cố chập điện nguy hiểm.
  • Tua-vít: Dùng để tháo mặt ngoài của máy lạnh. Để quá trình bảo dưỡng máy diễn ra thuận lợi, bạn nên dùng loại tua-vít phù hợp. Bạn nên tránh dùng loại tua-vít quá lớn hoặc quá nhỏ so với kích thước máy.
  • Túi bạt lớn hoặc xô nước: Dùng để hứng nước và bụi bẩn rơi ra từ quá trình bảo dưỡng máy.

Nên tìm thêm một người để giúp bạn bảo dưỡng máy. Bởi việc này sẽ giúp vệ sinh máy lạnh thuận lợi hơn.

2.1. Chuẩn bị dụng cụ

>>>>>>>>> Xem thêm: Cách chọn công suất điều hoà âm trần phù hợp nhất

2.2. Vệ sinh đối với dàn lạnh điều hoà Cassetle

  • Bước 1: Di chuyển đồ đạc phía dưới máy lạnh âm trần (nếu có). Sau đó, bạn tháo mặt nạ máy và tấm lưới lọc để tiến hành vệ sinh.
  • Bước 2: Tháo các bo mạch, rồi dùng chổi nhỏ để vệ sinh. Tiếp theo, bạn dùng máy thổi khí để hong khô để thổi sạch bụi bẩn và tránh ẩm ướt.
  • Bước 3: Treo bạt ở các đầu góc của dàn lạnh âm trần, rồi dùng vòi xịt nước để rửa, tránh bị văng nước ra ngoài. Bạn xịt rửa lưới lọc, dàn lạnh và các bộ phận bên trong. Cuối cùng, bạn lấy khăn khô để lau, thậm chí có thể dùng máy sấy để hong khô các vị trí vừa xịt nước.
  • Bước 4: Tháo bạt xe, lau khô bộ phận bơm nước và phần quạt dàn lạnh.
  • Bước 5: Lần lượt lắp lại các bộ phận của dàn lạnh âm trần như máng nước ngưng, đấu nối lại dây điện, giắc cắm bo mạch, mặt nạ và lưới lọc.

2.2. Vệ sinh đối với dàn lạnh điều hoà Cassetle

2.3. Vệ sinh đối với dàn nóng máy lạnh âm trần

  • Bước 1: Tháo mặt nạ dàn nóng máy lạnh âm trần.
  • Bước 2: Dùng vòi xịt nước để rửa quạt dàn nóng, dàn ngưng tụ và mặt nạ.
  • Bước 3: Tiếp tục dùng vòi xịt để rửa sạch bên ngoài dàn nóng.
  • Bước 4: Dùng máy sấy để hong khô các chi tiết vừa mới rửa bên trong và bên ngoài dàn nóng.
  • Bước 5: Lắp lại các bộ phận tại vị trí ban đầu.

2.3. Vệ sinh đối với dàn nóng máy lạnh âm trần

2.4. Nạp gas bổ sung cho điều hòa âm trần nếu thấy thiếu

Sau khi vệ sinh máy xong, thì kỹ thuật viên cần tiến hành cho máy chạy và tiến hành kiểm tra đánh giá xem máy điều hòa hoạt động bình thường không: Kiểm tra lại các thông số: Nhiệt độ cửa gió thổi ra, độ ồn,…

Tiến hành đo gas xem có bị thiếu hụt gì không. Việc đo gas rất quan trọng vì nó ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm lạnh, có thể gây ra tình trạng chảy nước ở máy điều hòa…

Thậm chí gas trong máy vẫn theo chỉ số của nhà sản xuất. Tuy nhiên thợ bảo dưỡng thường dựa vào việc này để bơm gas kiếm thêm tiền.

2.4. Nạp gas bổ sung cho điều hòa âm trần nếu thấy thiếu

Lưu ý:

  • Nếu kỹ thuật viên / thợ bảo dưỡng cho rằng máy điều hòa âm trần thiếu gas thì cần yêu cầu cung cấp chỉ số gas theo thông số máy và chỉ số đồng hồ đo gas hiện tại.
  • Yêu cầu báo giá phần chi phí nạp gas đó.
  • Nếu thiếu gas thì tùy từng loại gas mà nạp gas cho đúng yêu cầu của nhà sản xuất nhằm đảm bảo mang lại hiệu suất cao nhất.

3. Lưu ý trước khi vệ sinh điều hòa âm trần

Khi vệ sinh – bảo dưỡng điều hoà âm trần bạn nên lưu ý:

  • Ngắt nguồn điều hòa âm trần trước khi vệ sinh khoảng 5 tiếng, tránh tình trạng các bộ phận của máy vẫn còn tích điện gây nguy hiểm.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy xem có bị hư hỏng không?
  • Trước khi vệ sinh máng nước phải xả nước ở trong máng ra trước, lấy xô chậu hứng cho đến khi chảy hết nước ra.
  • Để tránh làm biến dạng cánh tản nhiệt trong quá trình vệ sinh bạn nên xịt nước xuôi thẳng theo chiều của cánh tản nhiệt.
  • Đối với mạch bo kiểm tra thật kĩ tình trạng có bị ẩm ướt gì không ? Nối đấu dây theo thứ tự, chuẩn giác cắm, chuẩn vị trí.
  • Khi tháo ốc, vít để vệ sinh mặt nạ nên để cẩn thận tránh rơi vãi, thiếu sót.
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa dễ gây hỏa hoạn hoặc các loại dung dịch độc hại khi vệ sinh máy lạnh âm trần.
  • Lau sạch hơi ẩm bằng mút mềm hoặc vải khô để ngăn không cho nước hoặc chất lỏng lan vào các bộ phận điện và gây chập điện.

4. Lợi ích vệ sinh máy lạnh âm trần thường xuyên

Vệ sinh điều hòa âm trần thường xuyên sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích đáng kể như sau:

4.1. Tạo không khí trong sạch, mát mẻ

  • Màng lọc gió của điều hòa là bộ phận mang lại không khí tươi mát và trong sạch cho người sử dụng. Không khí từ môi trường bên ngoài khi đi qua điều hòa sẽ được làm lạnh và tiếp tục được loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn qua tấm màng lọc gió trước khi tiếp xúc với cơ thể.
  • Sau một thời gian sử dụng, lớp màng lọc này sẽ bị đóng bụi, làm giảm chức năng lọc gió, lọc bụi, không khí không còn được trong sạch, khiến người sử dụng điều hòa dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vệ sinh điều hòa giúp làm sạch tấm màng lọc này, giúp điều hòa tiếp tục hoạt động bình thường.
  • Gia đình có người già, trẻ nhỏ và người bệnh đường hô hấp nên thường xuyên vệ sinh màng lọc gió máy lạnh này.

4. Lợi ích vệ sinh máy lạnh âm trần thường xuyên

4.2. Tăng khả năng làm lạnh

  • Màng lọc máy lạnh bị bụi bẩn che kín cũng khiến cho lượng gió lưu thông qua bị hạn chế, từ đó khả năng làm lạnh bị giảm đi. Kết quả từ các cuộc nghiên cứu và khảo sát cho thấy, cứ sau mỗi tuần hoạt động liên tục, khả năng làm lạnh của máy lạnh bị giảm đi ít nhất 1%.
  • Nguyên nhân của hiện tượng này là do lớp bụi bẩn bám vào màng lọc. Lượng bụi bám càng nhiều thì khả năng làm lạnh càng giảm. Nếu không làm sạch tấm màng lọc không khí này thì dù điều hòa có hoạt động hết công suất, tiêu thụ thêm nhiều điện năng cũng không giúp bạn đạt được nhiệt độ mát phù hợp.

4.3. Tăng tuổi thọ của máy

  • Vệ sinh điều hòa âm trần thường xuyên giúp tăng tuổi thọ và độ bền máy. Đơn giản là khi lớp bụi bám lấy màng lọc không còn, không khí được lưu thông qua điều hòa được dễ dàng hơn, khả năng làm lạnh nhanh, máy hoạt động ít. Điều này vừa giảm sự tiêu hao năng lượng vô ích, vừa khiến máy hoạt động được lâu và bền hơn.
  • Không chỉ màng lọc và dàn nóng của máy lạnh cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Dàn nóng được máy lạnh được vệ sinh sẽ giúp tản nhiệt tốt hơn, tránh được tình trạng tự ngắt điện khi đang hoạt động.
  • Vệ sinh – bảo dưỡng máy lạnh âm trần góp phần tiết kiệm điện năng tiêu thụ mỗi tháng.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh âm trần đầy đủ và chi tiết nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Rate this post

Miền Bắc

Hotline:1
Hotline:1 0969.165.386
Hotline:2
Hotline:2 0962.764.886

Miền Nam

Hotline:1
Hotline:1 0974.628.139
Hotline:2
Hotline:2 0974.628.139
Liên hệ