Mục lục
Việc hiểu rõ cấu tạo, chức năng cũng như nguyên lý hoạt động của điều hòa 1 chiều, 2 chiều giúp bạn biết được cách sử dụng máy lạnh một cách an toàn và hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây của Kho điện máy Online sẽ cung cấp cho bạn thêm những kiến thức bổ ích về sơ đồ nguyên lý cấu tạo của máy lạnh 1 chiều, 2 chiều. Mời bạn tham khảo ngay nhé!
1. Khái niệm: Điều hòa 1 chiều, 2 chiều là gì?
Máy điều hòa là một thiết bị gia dụng sử dụng điện năng để thay đổi nhiệt độ trong phòng theo nhu cầu của người sử dụng.
Hiện nay trên thị trường có hai dòng máy điều hòa phổi biến là điều hòa 1 chiều và điều hòa 2 chiều.
- Điều hòa 1 chiều hay còn gọi là máy lạnh 1 chiều: là thiết bị chỉ có khả năng làm lạnh và dòng sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, đặc biệt được ưa chuộng sử dụng cho khí hậu quanh năm chỉ có mùa nóng của miền Nam.
- Điều hòa 2 chiều là thiết bị điều hòa được trang bị cả hai tính năng làm lạnh và sưởi ấm tiện ích, phù hợp sử dụng với khí hậu miền Bắc hoặc những gia đình có trẻ nhỏ hay người cao tuổi cần một mức nhiệt độ ổn định.
2. Cấu tạo, chức năng điều hòa treo tường
2.1 Cấu tạo, chức năng điều hòa 1 chiều
Máy lạnh được cấu tạo bởi nhiều bộ phận, linh kiện phức tạp khác nhau. Trong đó từng chi tiết bộ phận đều đảm nhận vị trí vô cùng quan trọng giúp máy điều hòa được hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Để biết được nguyên lý hoạt động của điều hòa 1 chiều thì bạn cần nắm được cấu tạo của máy lạnh.
Bảng dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về cấu tạo các bộ phận điều hòa, bao gồm:
Các bộ phận của máy điều hòa | Vị trí lắp đặt | Chức năng |
Dàn lạnh | Lắp đặt trong nhà, ở những vị trí phù hợp nhất cho mỗi không gian phòng | Làm mát bằng cách trao đổi nhiệt với không khí trong phòng thông qua quạt dàn lạnh. |
Dàn nóng | Lắp đặt ngoài trời, cần lắp đặt ở những vị trí thông thoáng, cố định, chắc chắn | Trao đổi nhiệt của môi chất với môi trường, sau khi được máy nén nén lại với áp suất cao, nhiệt độ cao hay còn là làm giảm nhiệt độ của môi chất trong ống đồng (xả nhiệt ra môi trường) |
Máy nén (Block/Lốc) | Được sắp xếp trong dàn nóng điều hòa, có độ lớn tới ⅓ dàn nóng. | Nén và hút môi chất lạnh trong hệ thống, đồng thời tạo ra áp suất chênh lệch giữa các trạng thái của môi chất lạnh để làm mát. |
Quạt dàn nóng | Được lắp đặt bên trong dàn nóng. | Thổi khí nóng đi qua dàn nóng và xả ra ngoài môi trường |
Quạt dàn lạnh | Lắp đặt bên trong dàn lạnh của điều hòa. | Thổi khí lạnh ra không gian phòng, làm nhiệt độ trong phòng giảm xuống nhiệt độ cài đặt |
Ống dẫn gas | Kết nối dàn nóng với dàn lạnh , được lắp phù hợp với thiết kế phòng | Đường đi của môi chất lạnh giữa dàn nóng và dàn lạnh |
Van tiết lưu | Thường được lắp đặt ở dàn nóng, đối với điều hòa treo tường | Sau khi môi chất lạnh được máy nén nén và đẩy với nhiệt độ cao, áp suất cao và được làm giảm nhiệt độ bởi quạt dàn nóng, van tiết lưu sẽ làm giảm áp suất, nhiệt độ khi môi chất lạnh đi qua |
Tụ điện | Được đặt tại vị trí bên trong dàn nóng (chỉ dùng với máy Non-inverter). | Hỗ trợ máy nén (quạt) hoạt động |
Bảng mạch điều khiển | Máy điều hòa cơ: Chỉ có 1 mạch điều khiển lắp đặt ở dàn lạnh
|
Là “bộ não” điều khiển và kiểm soát tất cả hoạt động bên trong điều hòa. |
2.2 Cấu tạo, chức năng điều hòa 2 chiều
Máy điều hòa 2 chiều có cấu tạo tổng thể giống với máy lạnh 1 chiều, chỉ khác là được trang bị thêm:
Bộ phận | Vị trí lắp đặt | Chức năng |
Van đảo chiều (Thuộc điều hoà 2 chiều) | Được lắp đặt ở dàn nóng, cùng khu vực với máy nén | Thông qua quá trình đóng mở van có nhiệm vụ chuyển đổi điều hướng lưu lượng môi chất lạnh khi đi qua van |
3. Nguyên lý hoạt động của điều hòa 1 chiều, 2 chiều
3.1 Nguyên lý hoạt động của điều hòa 1 chiều
Nguyên lý hoạt động của điều hòa 1 chiều dựa trên 6 giai đoạn chính, cụ thể:
- Giai đoạn 1: Khi máy điều hòa được bật và cài đặt nhiệt độ, bộ phận cảm biến sẽ tiếp nhận thông tin và báo cho bộ vi xử lý.
- Giai đoạn 2: Mạch trong cục lạnh sẽ đưa ra lệnh cho quạt trong dàn lạnh quay, đồng thời gửi tín hiệu cho bộ phận block và quạt ở cục nóng hoạt động.
- Giai đoạn 3: Khi bộ phận block chạy, môi chất làm lạnh ở dạng lỏng (có áp suất cao) sẽ đi qua van tiết lưu chuyển thành gas dạng khí (có áp suất thấp), bay hơi và tạo thành khí lạnh.
- Giai đoạn 4: Ở dàn lạnh, quạt gió thổi khí lạnh xung quanh ống đồng vào phòng, làm cho nhiệt độ trong phòng giảm xuống.
- Giai đoạn 5: Khí lạnh được hút về máy nén, nén gas từ áp suất thấp thành áp suất cao.
- Giai đoạn 6: Gas áp suất cao chạy qua dàn nóng được làm mát nhờ quạt và lá nhôm tản nhiệt, sau đó được đưa qua van tiết lưu một lần nữa.
Quy trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi máy lạnh được tắt nhằm đảm bảo mang lại không khí mát mẻ và thỏa mãn nhu cầu sử dụng của người dùng.
3.2 Nguyên lý làm việc của điều hòa 2 chiều
Nguyên lý hoạt động của điều hòa 2 chiều cơ bản cũng giống như nguyên lý làm lạnh của máy lạnh 1 chiều. Tuy nhiên bộ phận van của điều hòa 2 chiều sẽ làm thay đổi hướng đi của môi chất, đồng thời dàn trong nhà và dàn ngoài trời sẽ đảo nhiệm vụ cho nhau, cụ thể:
- Giai đoạn 1: Khi chế độ làm lạnh trên máy được kích hoạt, bộ phận máy nén được kích hoạt, thực hiện nén môi chất ở nhiệt độ và áp suất cao. Sau đó, môi chất sẽ được đẩy lên dàn ngưng tụ.
- Giai đoạn 2: Khi môi chất đến dàn ngưng tụ sẽ được biến đổi nhiệt và chuyển sang thể lỏng.
- Giai đoạn 3: Môi chất lạnh tiếp tục đi vào van tiết lưu, được biến đổi thành áp suất, nhiệt độ thấp và di chuyển tới dàn lạnh.
- Giai đoạn 4: Môi chất trong trạng thái lỏng sẽ hoạt động để giảm nhiệt độ không khí trong phòng. Quạt gió đưa không khí đến dàn lạnh, đi qua môi chất làm lạnh để vào phòng.
- Giai đoạn 5: Môi chất sau khi thực hiện nhiệm vụ làm mát phòng sẽ được hút về bầu chất lỏng ở thể khí để đi đến máy nén, đảm bảo không thoát khí lạnh ra bên ngoài. Một chu trình làm lạnh của kết thúc, điều hòa 2 chiều tiếp tục thực hiện những chu trình tiếp theo.
4. Các lưu ý khi lắp đặt điều hòa tại nhà
Trong quá trình lắp đặt máy lạnh tại nhà, để đảm bảo nguyên lý hoạt động của điều hòa và các chức năng của máy được hoạt động đúng cách thì bạn cần lưu ý những điều sau:
- Vị trí lắp đặt dàn nóng điều hòa phải đảm bảo thoáng, mát, có thể tản nhiệt ra môi trường tốt, không quẩn gió, không lắp sát dưới mái tôn nóng, không lắp quá nhiều cục nóng gần cạnh nhau để hỗ trợ tốt khả năng làm lạnh của máy.
- Quan trọng nhất là luôn đảm bảo dàn nóng có thể tản nhiệt độ nóng ra môi trường tốt.
- Phòng sử dụng máy lạnh phải đảm bảo cách nhiệt tốt, tránh bị thất thoát khí lạnh ra khỏi phòng ra môi trường. Nếu phòng bạn còn nhiều lỗ thoáng thì cần có tấm xốp để lấp đầy các chỗ trống, hạn chế việc tiêu hao điện năng.
- Lưu ý trong quá trình chọn mua điều hòa các bạn cần lựa chọn loại công suất máy lạnh có công suất cao hơn 30% nhu cầu sử dụng thiết yếu, khi đó điều hòa của bạn sẽ hoạt động ổn định hơn không bị quá tải.
- Để sử dụng điều hòa bền bỉ và ổn định bạn cần thường xuyên vệ sinh điều hòa thường xuyên theo định kỳ 1 năm/ lần vào đầu mùa hè thì sẽ có hiệu quả sử dụng lớn nhất.
Xem thêm: 7 vị trí lắp đặt điều hòa phong thủy nhất bạn đã biết chưa?
Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của điều hòa 1 chiều, 2 chiều mà Tổng kho điện máy Online đã chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!
Xem thêm
- Top 5 Tivi giá rẻ dưới 3 triệu đáng mua nhất hiện nay - 28/09/2023
- Hướng dẫn cách hẹn giờ tắt điều hoà panasonic - 04/08/2023
- Chia sẻ các nút trên điều khiển điều hoà Panasonic - 31/07/2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Hướng dẫn sử dụng điều khiển điều hoà Panasonic |...
31/01/2023
2344 views
Hướng dẫn sử dụng điều khiển điều hòa Ecool【Chi tiết】
31/05/2022
2008 views
Tổng hợp các lỗi thường gặp trên điều hòa Sunhouse...
11/06/2022
1870 views
Hướng dẫn sử dụng điều khiển điều hoà Asanzo 【Từ...
21/02/2023
1754 views
Cách check/test lỗi máy lạnh LG Inverter – Chi tiết,...
17/05/2023
1710 views
Điều hòa Sunhouse báo lỗi E6 [Nguyên nhân và cách...
09/06/2022
1704 views
【KHẮC PHỤC】Điều hòa Fujitsu nhấp nháy đèn xanh
19/04/2023
1679 views
Mã lỗi điều hoà Ecool | Cách khắc phục |...
30/05/2022
1599 views