Máy giặt cửa trên là dòng máy giặt có thiết kế cửa lấy quần áo ở phía trên, nhỏ gọn, cách sử dụng đơn giản. Bài viết này, Kho điện máy Online sẽ chia sẻ cấu tạo máy giặt cửa trên và nguyên lý hoạt động của nó.
1. Cấu tạo máy giặt cửa trên
Máy giặt lồng đứng được cấu tạo bởi 5 bộ phận chính bao gồm:
– Bộ phận cấp nước
- Van cấp nước: chức năng chính là cấp nước cho máy giặt ở các chu kỳ giặt khác nhau
- Phao áp lực: báo lượng nước trong thùng giặt đến bộ phận điều khiển giúp bộ phận điều khiển tùy chỉnh chế độ và cấp nước cho phù hợp
– Bộ phận giặt
- Lồng máy giặt: gồm lồng trong và lồng ngoài: Lồng trong để chứa quần áo liên kết với trục xoay để quay trong. Lồng ngoài dùng để chứa nước trong quá trình giặt, bao bọc lồng trong, liên kết với các thanh lò xo để giảm rung lắc
- Mâm giặt: dùng để đảo chiều quần áo trong quá trình giặt
- Motor máy giặt: lắp trên thân của lồng giặt ngoài giúp máy chuyển động
- Dây curoa: có tác dụng chuyển động cơ quay từ trục động cơ sang trục quay
- Nắp máy giặt: đảm bảo nước giặt và quần áo không bị văng ra ngoài trong quá trình máy hoạt động
– Bộ phận xả nước thải
- Van xả nước máy giặt: có chức năng kéo xả nước ở chế độ vắt và đóng lại khi giặt
- Lưới lọc bơm xả: dùng để lọc cặn bẩn có trong nước xả sau khi giặt quần áo, tránh cho bơm xả máy giặt bị kẹt hay bị tắt đường ống
- Bơm xả máy giặt: bơm nước thải ra ngoài trước khi nước sạch được đưa vào cho chu trình giặt tiếp theo
– Bộ phận điều khiển
- Bộ phận điều khiển động cơ: dùng để điều khiển mô tơ
- Bảng điều khiển: là mạch điện tử được thiết lập sẵn giúp bạn điều chỉnh có chu trình giặt
– Vỏ máy: dùng để bảo vệ toàn bộ các thiết bị bên trong máy giặt.
2. Nguyên lý hoạt động máy giặt lồng đứng
Máy giặt cửa trên hoạt động theo nguyên lý đảo quần áo liên tục trong hỗn hợp bột giặt và nước giặt.
Khi máy giặt được bắt đầu chu trình giặt, máy bắt đầu thực hiện đảo hai chiều để cân bằng quần áo. Sau đó, bo mạch chủ cấp điện cho van cấp nước để nước đi qua van vào lồng giặt.
Khi được cấp một lượng nước vừa đủ, phao áp lực sẽ báo về bo mạch để ngừng việc cấp nước. Khi này, bo mạch cấp điện cho động cơ quay và tiến hành giặt quần áo. Sau khi giặt xong, máy tự động xả nước thải ra ngoài.
Khi nước được thải hết ra ngoài, phao báo mực nước sẽ báo về bo mạch để máy chuyển sang chu trình vắt và kết thúc quá trình giặt.
3. Lưu ý khi vệ sinh máy giặt lồng đứng
Để máy giặt hoạt động bền bỉ, tăng tuổi thọ thì bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Lau sạch bề mặt với nước rửa chén và nước ấm, sau đó lau khô bằng vải mềm
- Đối với vết bẩn trong lồng giặt, bạn hãy dùng chất tẩy dịu nhẹ phù hợp với chất liệu bên trong máy giặt
- Tuyệt đối không dùng các chất tẩy mạnh để nước rửa kính, các loại chất tẩy nhà vệ sinh để vệ sinh lồng giặt
- Vệ sinh ngăn chứa bột giặt sau mỗi lần giặt, kiểm tra ngăn chứa có dư thừa bột giặt hay nước xả không.
Trên đây là cấu tạo máy giặt lồng đứng, nguyên lý hoạt động và một số lưu ý khi vệ sinh máy giặt. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất.
Xem thêm bài viết: Kích thước máy giặt cửa trên/lồng đứng: Chiều cao, rộng, sâu
- Sử dụng bảng điều khiển máy giặt Aqua AQD-A852ZT (W) - 13/09/2024
- Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi E2 máy giặt Aqua - 13/09/2024
- Hướng dẫn cách sửa lỗi E1 máy giặt Aqua nhanh nhất - 13/09/2024
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Máy giặt Casper báo lỗi E3 | Nguyên nhân và...
25/06/2022
2062 views
Cách khắc phục lỗi AC6, OC, LE1, HC máy giặt...
28/09/2022
1874 views
Máy giặt Samsung báo lỗi DC3【Nguyên nhân và cách khắc...
24/09/2022
1417 views
Cách khắc phục lỗi 1C và 3C trên máy giặt...
27/09/2022
1386 views
Máy giặt Casper báo lỗi E10 【Cách khắc phục hiệu...
24/06/2022
1364 views
Cách khắc phục khi máy giặt Samsung báo lỗi HC
06/10/2022
1257 views
Cách tra cứu thời hạn bảo hành của máy giặt...
03/10/2022
1217 views
Khắc phục lỗi nháy đèn liên tục trên máy giặt...
01/10/2022
1190 views