Mục lục
Những vật dụng nhà bếp dễ gây tai nạn là gì? Và người dùng cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn trong nhà bếp.
Mời bạn cùng giải đáp thắc mắc trên qua bài chia sẻ cảu Trần Đình sau đây.
1. Những vật dụng nào trong nhà bếp dễ gây tai nạn
Vật dụng sắc nhọn
- Những vật dụng có đặc tính sắc nhọn như dao, kéo, nĩa có thể đâm vào trẻ nhỏ hoặc gây thương tích cho trẻ khi vô tình chạm phải. Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ thì bạn nên treo giá cao ngoài tầm với của trẻ hoặc để trong ngăn kéo tủ.
- Bạn cũng không nên để dụng cụ sắc nhọn như dao, kéo, xiên, nĩa…vào bên trong bồn rửa chén đầy nước nơi mà trẻ có thể dễ tiếp cận.
Bếp ga có khả năng rò rỉ
- Bếp ga hiện vẫn là thiết bị bếp được sử dụng rất nhiều trong các gia đình đặc biệt ở nông thông. Bếp ga cho hiệu quả nấu nướng nhanh nhưng nếu không biết cách sử dụng thì khó tránh khỏi rò rỉ khí gas hoặc gây cháy nổ.
- Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể đảm bảo an toàn trong quá trình sừ dụng loại bếp này.
- Lắp đặt bếp gas an toàn dưới sự hỗ trợ của chuyên viên kỹ thuật
- Kiểu tra ngọn lửa và cách tắt bếp kỹ lưỡng hạn chế tối đa khả năng có thể gây cháy nổ.
- Kiểm tra định kỳ bếp ga, bình ga, dây dẫn và khoá van xem có bị hư hỏng hay hoen rỉ và cần được thay mới hay không. Thời gian kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần.
- Kiểm tra bếp định kỳ: Bạn hãy kiểm tra bếp, bình ga, dây dẫn ga và cả van khóa sau 6 tháng đến 1 năm 1 lần. Nếu có hư hỏng hoặc hoen rỉ, bạn cần thay mới.
- Tránh dùng bếp ga gần các thiết bị bắt lửa: Bạn không nên để ở gần bàn bếp các thiết bị dễ bắt lửa như dây điện, lò nướng, lò vi sóng, nồi cơm điện. Bạn cũng không nên để bếp ga gần chất liệu dễ cháy như giấy, khăn vải, sáp, cồn…
- Khóa van sau khi sử dụng: Sau khi nấu ăn xong, bạn cần tắt bếp và khóa van bình ga lại liền để tránh khỏi nguy cơ rò rỉ ga gây cháy nổ. Hiện nay, bếp từ vẫn được đánh giá là có mức độ an toàn hơn bếp ga về cháy nổ.
Lò vi sóng vật dụng gây nguy hiểm
- Khi hoạt động lò vi sóng sẽ phát ra một vài loài bức xạ điện từ xung quanh khi bạn đóng hay mở cửa.
- Đối với phụ nữ đang mang thai, loại sóng này có thể gây dị tật bẩm sinh, sẩy thai hoặc dẫn đến chết lưu. Ngoài ra, với trẻ nhỏ nên tránh xa 1m và không cho trẻ tiếp xúc gần vì dễ có thể gây bỏng nếu vô tình cho tay vào khi vừa mở lò ra.
Ổ điện trong gia đình
- Ổ điện là vật dụng mà gia đình nào cũng có. Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ thì bạn cần chú ý rằng trong quá trình chơi trẻ có thể cho tay vào ổ điện, rất nguy hiểm.
- Hãy bộc băng keo dung quanh ổ điện để đảm bảo rằng trẻ luôn được an toàn tuyệt đối.
- Không để các vật kim loại như thanh sắt, tuốc-nơ-vít, bút chì… trong tầm với của trẻ và ở gần khu vực ổ cắm điện.
- Rút phích cắm lò nướng bánh, máy xay sinh tố, máy pha cà phê, máy chế biến thực phẩm và các thiết bị khác khi không sử dụng và cuộn gọn lại dây điện rồi cất chúng ngoài tầm với của trẻ.
- Không để dây điện treo lủng lẳng khiến trẻ kéo dây và làm rớt vật nặng xuống người hoặc bắt chước người lớn cắm dây vào ổ điện.
Ấm điện
- Ấm điện cũng sẽ trở thành một vật dụng gây nguy hiểm trong gia đình nếu như bạn lơ là cảnh giác.
- Khi đun sôi nước bạn cần đặc biệt tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó bạn cần cẩn thận khi rót nước hay cầm ấm nước sôi để di chuyển sang vị trí khác.
Tóm lại,
Trần Đình hy vọng rằng qua bài viết này đã giúp bạn nắm được vật dụng nhà bếp dễ gây tai nạn là gì từ đó sử dụng đúng cách và cẩn thận tránh được rủi ro có thể xảy ra.
Latest posts by Đình Trần (see all)
- Top 5 Tivi giá rẻ dưới 3 triệu đáng mua nhất hiện nay - 28/09/2023
- Hướng dẫn cách hẹn giờ tắt điều hoà panasonic - 04/08/2023
- Chia sẻ các nút trên điều khiển điều hoà Panasonic - 31/07/2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Cách sử dụng và bảo quản đồ nhựa [ Nên...
01/10/2022
793 views
Xem hướng đặt bếp theo tuổi chồng hay vợ thì...
01/10/2022
660 views
Vật dụng nhà bếp dễ gây tai nạn là gì?...
01/10/2022
659 views