Mục lục
- 1 1. Có nên mua tủ lạnh cũ? Ưu & nhược điểm
- 2 2. Kinh nghiệm mua tủ lạnh cũ giá dưới 1 triệu
- 2.1 2.1. Chọn địa chỉ mua uy tín
- 2.2 2.2. Chọn tủ lạnh cũ phù hợp với nhu cầu
- 2.3 2.3. Kiểm tra vỏ tủ
- 2.4 2.4. Kiểm tra các thông tin
- 2.5 2.5. Kiểm tra cánh tủ được đóng khít
- 2.6 2.6. Kiểm tra các bộ phận bên trong
- 2.7 2.7. Kiểm tra hệ thống đèn
- 2.8 2.8. Kiểm tra dây dẫn
- 2.9 2.9. Kiểm tra lưới tản nhiệt
- 2.10 2.10. Kiểm tra chảo đựng nước thải
- 2.11 2.11. Nhờ nhân viên cho chạy thử
Tủ lạnh là thiết bị có giá trị cao, hỗ trợ quá trình bảo quản thực phẩm được tốt nhất. Nhưng không phải ai cũng đủ kinh phí để mua chiếc tủ lạnh mới. Tủ lạnh cũ được lựa chọn ngày càng nhiều bởi giá thành rẻ. Vậy có nên mua không ? Kinh nghiệm và lưu ý khi chọn mua tủ lạnh giá dưới 1 triệu. Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
1. Có nên mua tủ lạnh cũ? Ưu & nhược điểm
1.1. Ưu điểm
Đối với những gia đình có thu nhập thấp, tủ lạnh giá rẻ luôn là tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn. Những mẫu tủ lạnh cũ thường có giá rẻ hơn 20 – 30% thậm chí là 50% so với sản phẩm mới. Nếu biết cách lựa chọn bạn sẽ có sở hữu chiếc tủ lạnh chất lượng với giá hời.
1.2. Nhược điểm
Tiêu tốn nhiều điện năng: Tủ lạnh sử dụng lâu ngày sẽ tiêu hao nhiều điện năng hơn các model mới. Bạn nên cân nhắc mua chiếc tủ lạnh có tích hợp công nghệ Inverter giúp tiết kiệm điện năng tối đa.
Hoạt động ồn ào, khó chịu: Động cơ lâu ngày không vệ sinh, bảo dưỡng nên khi vận hành sẽ phát ra tiếng ồn, rung lắc khó chịu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia đình.
Tỷ lệ hỏng hóc cao: Tủ lạnh cũ tuy rẻ nhưng chi phí thay thế, sửa chữa có khi cao hơn cả mua tủ lạnh mới. Đa số người dùng chỉ kiểm tra được bề mặt bên ngoài mà không kiểm tra các chức năng khác. Mua tủ lạnh cũ sẽ làm bạn mất thời gian, chi phí sửa chữa.
Không được cập nhật các tính năng mới: Các dòng tủ lạnh cũ thường vẫn sử dụng công nghệ cũ không có các công nghệ, tính năng thông minh. Sau khi sử dụng trong một thời gian dài, động cơ bị hao mòn, tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Không có chế độ bảo hành: Nhà sản xuất chỉ bảo hành chính hãng đối với các sản phẩm mới theo quy định. Những chiếc tủ lạnh cũ không được bảo hành nên khi xảy ra hỏng hóc bạn phải nhờ đến thợ sửa bên ngoài với chi phí cao
Kết luận
Nếu thực sự bạn có kinh tế eo hẹp, sinh viên, công nhân thì tủ lạnh cũ sẽ là lựa chọn hoàn hảo để bảo quản thực phẩm mà vẫn có chi phí cho các hoạt động khác. Vậy làm thế nào để lựa chọn được tủ lạnh cũ chất lượng tốt mà giá thành phải chăng? Mời bạn đọc tiếp phần dưới đây.
Có thể bạn quan tâm: Nên mua tủ lạnh 4 cánh hãng nào tốt nhất cho gia đình hiện nay
2. Kinh nghiệm mua tủ lạnh cũ giá dưới 1 triệu
2.1. Chọn địa chỉ mua uy tín
Đây là tiêu chí đầu tiên mà bạn cần quan tâm để mua được chiếc tủ lạnh chất lượng, giá thành hời. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp, phân phối nhưng không phải ở đâu cũng uy tín.
Trước khi mua bạn nên kiểm tra kỹ về công ty trên website, đọc phản hồi của những khách hàng trước hay tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè…
2.2. Chọn tủ lạnh cũ phù hợp với nhu cầu
Bạn nên lựa chọn tủ lạnh dung tích phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng dựa vào số lượng thành viên trong gia đình. Không nên ham những chiếc tủ lạnh dung tích lớn sẽ chiếm nhiều diện tích và lãng phí
Số lượng thành viên trong gia đình | Dung tích |
☑ 2- 3 người | ⇒ 150 – 250 lít |
☑ 3- 5 người | ⇒ 250 – 400 lít |
☑ 5 – 7 người | ⇒ 400 – 550 lít |
☑ 7 người trở lên | ⇒ Trên 550 lít |
2.3. Kiểm tra vỏ tủ
Tủ lạnh cũ nhưng bên ngoài vẫn phải đảm bảo không trầy xước, móp méo. Bạn có thể dùng bút thử điện để kiểm tra xem có bị rò rỉ điện hay không.
2.4. Kiểm tra các thông tin
Bạn nên chọn tủ lạnh của các thương hiệu nổi tiếng như Panasonic, LG, Samsung, Toshiba… Kiểm tra thông số kỹ thuật, công suất làm lạnh, năm sản xuất, thời gian sử dụng..
Nhìn chung các dòng tủ lạnh đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc có độ bền cao nên dù tủ lạnh cũ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cao.
Có thể bạn quan tâm: Tủ lạnh Panasonic của nước nào có tốt không?
2.5. Kiểm tra cánh tủ được đóng khít
Cánh tủ không đóng khít là nguyên nhân khiến hơi lạnh thất thoát ra ngoài, tiêu hao nhiều điện năng. Bạn nên kiểm tra xem gioăng cao su có bị cong, rách không. Sau đó, kẹp một tờ giấy và đóng cửa lại nếu đóng mở khó khăn hoặc rút tờ giấy ra dễ dàng là do đệm cửa không còn khít nữa.
2.6. Kiểm tra các bộ phận bên trong
Lòng tủ bên trong phải sạch sẽ, bóng loáng, không trầy xước nhiều. Các khay kệ chắc chắn kéo ra đẩy vào và có độ đàn hồi tốt. Núm điều chỉnh nhiệt độ, bảng điều khiển còn hoạt động tốt không? Tủ có mùi hôi khó chịu không?
2.7. Kiểm tra hệ thống đèn
Đóng mở tủ để kiểm tra xem bóng đèn còn hoạt động tốt không có thể dùng điện thoại, tắt flash, bật chế độ video để đóng lại kiểm tra hệ thống đèn xem hoạt động tốt không.
2.8. Kiểm tra dây dẫn
Tủ lạnh thường được để ở trong phòng bếp, sau một thời gian sử dụng có thể bị chuột cắn, hao mòn.. làm cho dây dẫn bị đứt giảm hiệu năng có thể gây ra một số tình huống nguy hiểm, chập điện cho người dùng
Do đó, khi mua tủ lạnh cũ bạn nên kiểm tra kỹ các dây dẫn để tránh các lỗi hư hỏng về sau.
2.9. Kiểm tra lưới tản nhiệt
Khi lưới tản nhiệt bám nhiều bụi bẩn sẽ khiến tủ lạnh tiêu hao nhiều điện năng, giảm hiệu suất làm lạnh dẫn đến hóa đơn tiền điện mỗi tháng tăng cao. Do đó, bạn nên kiểm tra và chọn tủ có lưới tản nhiệt sạch sẽ.
2.10. Kiểm tra chảo đựng nước thải
Bạn hãy kiểm tra chảo đựng nước thải được gắn phía sau lưới tản nhiệt ở bên dưới tủ lạnh và các cuộn dây được đặt sau lưng tủ để kịp thời phát hiện các lỗi hư hỏng
Nếu chảo đựng của tủ bị nhỏ giọt nước thì khi hoạt động tủ có mùi hôi khó chịu, cuộn dây bám bẩn sẽ không đạt được hiệu suất làm lạnh ổn định. Do đó, bạn cần kiểm tra kỹ trước khi mua.
2.11. Nhờ nhân viên cho chạy thử
Bạn hãy yêu cầu người bán cắm điện và khởi động tủ lạnh hoạt động. Bạn cần chú ý đến âm thanh phát ra từ máy nén vận hành có êm ái, yên tĩnh và có tiếng động bất thường không. Sau 5 phút, bạn mở tủ lạnh để kiểm tra mức độ nhiệt và khả năng làm lạnh có tốt không.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn biết được có nên mua tủ lạnh cũ và kinh nghiệm mua tủ lạnh giá rẻ dưới 1 triệu. Chúc bạn sẽ tìm được chiếc tủ lạnh ưng ý và phù hợp với tài chính của bản thân.
- Sử dụng bảng điều khiển máy giặt Aqua AQD-A852ZT (W) - 13/09/2024
- Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi E2 máy giặt Aqua - 13/09/2024
- Hướng dẫn cách sửa lỗi E1 máy giặt Aqua nhanh nhất - 13/09/2024
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Hướng dẫn cách chỉnh nhiệt độ tủ lạnh Casper
14/06/2022
1722 views
Tủ lạnh Casper không mát nguyên nhân do đâu?
11/06/2022
1467 views
Tủ lạnh 600l hãng nào tốt? Đặc điểm nổi bật...
14/06/2022
1212 views
Nguyên nhân tủ lạnh Hitachi bị chảy nước. Cách khắc...
11/06/2022
1207 views
Tủ lạnh Hitachi báo lỗi nháy 12 lần. Nguyên nhân...
11/06/2022
1155 views
Cách kiểm tra – kích hoạt bảo hành tủ lạnh...
02/12/2022
1101 views
Nguyên nhân Tủ lạnh hitachi báo lỗi nháy đèn 13...
11/06/2022
1080 views
Cách chỉnh nhiệt độ tủ lạnh Sharp J-tech Inverter, 4...
22/06/2022
1039 views