Công suất của máy sấy quần áo phổ biến hiện nay là bao nhiêu?

Bạn đang muốn sở hữu cho gia đình một chiếc máy sấy quần áo nhưng lại không biết máy sấy quần áo có tốn điện không? Công suất của máy sấy quần áo là bao nhiêu? Trong bài viết dưới đây, Kho Điện Máy Online sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về công suất máy sấy quần áo phổ biến hiện nay.

1. Công suất của máy sấy quần áo là gì

Khi nói về công suất của máy sấy quần áo, chúng ta đang nhắc đến công suất định mức. Công suất danh nghĩa mà máy hoạt động với hiệu điện thế, nhiệt độ, và khối lượng sấy tối đa theo khuyến nghị từ nhà sản xuất. Các hãng sản xuất thường ghi rõ công suất này trên nhãn mác của sản phẩm.

Máy sấy quần áo là gì
Máy sấy quần áo

Công suất của máy sấy quần áo phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng phụ thuộc vào 3 yếu tố chính sau:

  • Khối lượng sấy định mức: Nếu các máy sử dụng công nghệ tương tự nhau, thì máy có khả năng sấy khối lượng quần áo nhỏ hơn sẽ có công suất thấp hơn.
  • Công nghệ sấy: Trong trường hợp sấy cùng một khối lượng quần áo, công suất của máy sấy quần áo ngưng tụ > máy sấy quần áo thông hơi > máy sấy quần áo bơm nhiệt. Chính vì vậy, máy sấy quần áo bơm nhiệt là loại máy tiết kiệm điện nhất
  • Công nghệ độc quyền của từng máy: Mỗi dòng sản phẩm, từng hãng sản xuất lại sử dụng vật liệu và công nghệ riêng. Điều này dẫn đến sự biến đổi về công suất giữa các máy khác nhau.

2. Công suất của các loại máy sấy quần áo phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay, máy sấy quần áo rất đa dạng về mẫu mã, thương hiệu. Tuy nhiên, các dòng máy sấy được chia thành 3 loại chính:

  • Máy sấy bơm nhiệt
  • Máy sấy thông hơi
  • Máy sấy ngưng tụ

2.1. Công suất của máy sấy bơm nhiệt

Máy sấy bơm nhiệt hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo ra một luồng không khí nóng để làm cho nước dư thừa trong quần áo bay hơi và sau đó ngưng tụ lại trong bình chứa. Luồng khí này được làm nóng lại và đưa trở lại lồng sấy để tiếp tục chu trình.

Máy sấy bơm nhiệt được đánh giá cao về hiệu suất sấy với mức tiêu thụ điện năng thấp nhờ sử dụng công nghệ bơm nhiệt. Điều này giúp bảo vệ quần áo tốt hơn, tránh hư hại do nhiệt độ cao, đồng thời giúp tiết kiệm tới 50% năng lượng tiêu thụ. Chính vì vậy, công suất của máy sấy bơm nhiệt thường thuộc dạng nhỏ, thường dưới 1000W.

Công suất của máy sấy bơm nhiệt
Máy sấy bơm nhiệt

2.2. Công suất tiêu thụ của máy sấy thông hơi

Máy sấy thông hơi hoạt động bằng cách hút không khí từ môi trường bên ngoài, sau đó làm nóng và đưa vào lồng sấy. Khi lồng sấy xoay, luồng không khí nóng này giúp lấy nước khỏi quần áo. Sau đó, nước được đưa ra môi trường thông qua ống xả. Vì vậy, loại máy này thường kèm theo hệ thống ống xả khá phức tạp và cần được lắp đặt gần điểm thông hơi ra ngoài.

Mặc dù vậy, máy sấy thông hơi thường có giá thấp nên được nhiều gia đình Việt Nam lựa chọn. Loại máy này cung cấp nhiều chế độ sấy phù hợp với đa dạng loại vải, có tốc độ sấy khô nhanh, và có khả năng thực hiện nhiều chu kỳ sấy.

Vì không cần dàn ngưng tụ hơi nước như máy sấy ngưng tụ, nên công suất của máy sấy thông hơi thường nhỏ hơn. Công suất máy dao động từ 1500W đến 2500W. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiêu thụ năng lượng thấp hơn.

Máy sấy thông hơi
Máy sấy thông hơi

2.3. Công suất của máy sấy ngưng tụ

Máy sấy ngưng tụ hoạt động bằng cách làm nóng thùng sấy, sau đó ngưng tụ hơi nóng thành nước và thu thập nước này vào hộp chứa thừa nước mà không ống thông hơi. Nhờ thiết kế nhỏ gọn và linh hoạt, máy có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào trong nhà.

So với máy sấy bơm nhiệt, máy sấy ngưng tụ có nhiệt độ tối đa của luồng không khí nóng sử dụng để sấy khô quần áo cao hơn rất nhiều, có thể lên đến 75 độ C. Mức nhiệt này giúp quần áo nhanh chóng khô, nhưng cũng dễ làm nhăn và co lại vải. Đồng thời, tiêu thụ năng lượng cũng cao hơn do việc làm nóng dàn ngưng tụ. Do đó, công suất định danh của máy sấy ngưng tụ thường cao, dao động từ 2300W đến 3000W.

Máy sấy ngưng tụ
Máy sấy ngưng tụ

3. Công thức tính lượng điện tiêu thụ

Theo các chuyên gia nhận định, chúng ta có công thức tính như sau: Công thức: A= P*t.

Trong đó:

A: Điện năng tiêu thụ của thiết bị điện trong thời gian t (kWh).

P: Công suất của thiết bị điện (kW).

t: Thời gian sử dụng của thiết bị điện (h).

Ví dụ: Nếu bạn cho máy sấy thông hơi Electrolux 8,5kg EDV854J3WB có công suất danh định là 2100W = 2,1kW chạy hết tải cho mỗi lần sấy, mỗi lần kéo dài 1 giờ. Thì mỗi lần sấy tiêu thụ: 2,1×1 = 2,1kWh = 2,1 số điện. 

Nếu mỗi ngày sấy một lần, thì trong 30 ngày nó tốn: 2,1×30 = 63 số điện. Tính theo giá điện trung bình của Nhà nước là 1.500 đồng với 50 số đầu tiên trên một số điện. Vậy thì chi phí tiền điện sử dụng máy sấy quần áo trong 1 tháng là: 1500 x 63 = 94500 đồng.

4. Một số cách giúp bạn tiết kiệm điện khi sử dụng máy sấy quần áo

Việc sử dụng máy sấy quần áo tiết kiệm điện sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi bạn sử dụng máy sấy đúng cách và chọn các loại máy tích hợp công nghệ tiết kiệm năng lượng, mức tiêu thụ điện hàng tháng có thể không tăng lên một cách đáng kể. Số tiền bạn phải bỏ ra sẽ rất nhỏ so với những lợi ích vượt trội mà máy sấy mang lại. Máy sấy giúp quần áo khô nhanh chóng, bảo vệ khỏi vi khuẩn và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài, và không còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Một số cách giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ:

  • Sấy quần áo đủ khối lượng với khối lượng sấy của máy
  • Vắt kĩ quần áo trước khi cho vào sấy
  • Phân loại, chọn chương trình sấy phù hợp với từng loại vải
Công nghệ Inverter
Công nghệ Inverter

Với những thông tin trên, Kho Điện Máy Online cùng với bạn tìm hiểu về công suất của máy sấy quần áo phổ biến hiện nay. Rất mong thông tin của chúng tôi có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay quan tâm đến sản phẩm hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn nhé.

Xem thêm: Các công nghệ máy sấy quần áo hiện nay mà bạn cần biết

Rate this post

Miền Bắc

Hotline:1
Hotline:1 0962.764.886
Hotline:2
Hotline:2 0969.165.386

Miền Nam

Hotline:1
Hotline:1 0974.628.139
Hotline:2
Hotline:2 0972.636.168
Liên hệ