Mục lục
- 1 1. Lỗi burn-in là gì?
- 2 2. Vì sao lại xuất hiện lỗi burn-in trên tivi Oled
- 3 3. Hiện tượng lỗi burn-in (lưu hình ảnh) trên tivi Oled
- 4 4. Lỗi burn-in có ảnh hưởng gì đến chất lượng hình ảnh tivi Oled không?
- 5 5. Tivi Oled bị lỗi burn-in có được bảo hành không?
- 6 6. Hướng dẫn cách khắc phục lỗi burn-in trên tivi Oled
Lỗi burn-in trên tivi Oled (lỗi lưu ảnh màn hình) là một lỗi khá phổ biến khi sử dụng tivi Oled. Thậm chí người ta còn đùa nhau rằng đây là một “tính năng” của màn hình OLED khi không thể nào tránh khỏi khi sử dụng lâu. Vậy lỗi Burn-in là gì? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Kho điện máy Online nhé!
1. Lỗi burn-in là gì?
Burn-in hay còn gọi là lưu ảnh màn hình, bóng ma màn hình, bay màu, xuất hiện bóng mờ trên màn hình, là hiện tượng màn hình bị hiện bóng mờ chèn trên màn hình khi hiển thị hình ảnh tĩnh trong một thời gian dài.
Lỗi Burn-in đã xuất hiện từ rất lâu, trên những tivi CRT và màn hình máy tính đời cũ trước cả khi chúng xuất hiện trở lại trên những màn hình OLED hiện đại ngày nay.
2. Vì sao lại xuất hiện lỗi burn-in trên tivi Oled
Màn hình OLED còn có tên gọi Organic LED (màn hình LED hữu cơ). Sỡ dĩ loại màn hình này có tên gọi màn hình LED hữu cơ là vì để nhắc đến chất hữu cơ dùng trong từng điểm ảnh phụ, khi có dòng điện đi qua sẽ phát sáng ra các màu Red, Green, Blue (Đỏ, Xanh Lá Cây, Xanh Dương).
Các chất hữu cơ sử dụng trong từng điểm ảnh phụ vốn có vòng đời không giống nhau. Sau một thời gian phát sáng, các điểm ảnh này sẽ dần bị thoái hóa với thời gian khác nhau. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng burn-in.
Những nơi thường dễ bị hiện tượng burn-in nhất chính là các thanh trạng thái, thanh điều hướng, icon trên điện thoại hay tivi. Những điểm ảnh tại những khu vực này thường xuyên hiển thị một nội dung, trong khi những điểm ảnh khác xung quanh được thay đổi liên tục.
Nếu để như vậy trong một thời gian đủ lâu, sẽ dẫn đến chênh lệch các điểm ảnh, kéo dài càng lâu thì chênh lệch sẽ càng nhiều.
3. Hiện tượng lỗi burn-in (lưu hình ảnh) trên tivi Oled
Khi gặp lỗi burn-in, tivi Oled nhà bạn sẽ gặp một số hiện tượng sau đây:
- Các hình ảnh tĩnh, chẳng hạn như ảnh chụp được chiếu trên màn hình lâu.
- Những nội dung hình ảnh có vạch màu đen ở trên cùng hoặc dưới cùng và/hoặc bên trái và bên phải của màn hình.
- Các dạng video game có thể có nội dung tĩnh ở một phần nào đó trên màn hình.
- Các menu, hướng dẫn chương trình, logo kênh trên màn hình, v.v.
- Nội dung tĩnh từ các ứng dụng.
- Các dải thông tin trên màn hình, chẳng hạn như các dải thông tin được dùng cho tin tức và tiêu đề báo.
4. Lỗi burn-in có ảnh hưởng gì đến chất lượng hình ảnh tivi Oled không?
Với hiện tượng lưu ảnh ”Burn-in” này thì nếu bạn để TV OLED của mình xem một hình ảnh trong nhiều ngày hay tuần thì bạn sẽ gặp rắc rối rất lớn đó.
Nếu ở mức độ 1 thì khi bạn đang xem một cái gì đó khác một lúc thì hình ảnh lưu trên màn hình sẽ biến mất. Nhưng nếu ở cấp độ 2 thì hoàn toàn khác đấy, nó sẽ ở trên màn hình ti vi của bạn một thời gian dài hơn rất nhiều ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm giải trí của bạn.
Tuy nhiên thì thông thường hiện tượng này trên tivi OLED xảy ra rất nhẹ rất khó có thể để ý đến trừ khi là bạn trực tiếp muốn tìm nó. Chỉ khi nếu bạn đang xem một kênh khá là lâu và liên tục mỗi khi sử dụng tivi thì các ứng cử viên cho hiện tượng Burn in này chắc chắn sẽ là logo của kênh đó.
Hay nếu bạn chơi một trò chơi điện tử qua màn hình lớn OLED trong cả ngày trời thì khả năng cao là bạn sẽ gặp phải hiên tương này ở các giao diện cố định của trò chơi đó.
5. Tivi Oled bị lỗi burn-in có được bảo hành không?
Câu trả lời tất nhiên là không rồi, hiện tương lưu ảnh này trên màn hình thường sẽ không được bảo hành bởi các hãng tivi như Sony hay LG.
Và câu trả lời của 2 hãng khi người dùng thắc mắc ”tại sao hiện tượng này không nằm trong điều kiện bảo hành” là do hiện tượng Burn-in này chỉ xảy ra khi khách hàng cố tình khai thác điểm yếu của tivi này khi xem một chương trình hoặc một ảnh tĩnh nào đó trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày liên tục.
Việc này không có gì là lạ trên thị trường ngày nay cả. Ngay đến cả các ông lớn như Apple hay Google cũng sử dụng màn hình OLED trên sản phẩm của họ nhưng cũng không đề cập đến hiện tường này trong bảo hành.
6. Hướng dẫn cách khắc phục lỗi burn-in trên tivi Oled
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có 2 thương hiệu lớn đang sản xuất tivi màn hình Oled: hãng Tivi OLED Sony và Tivi OLED LG. Do đó mà ở bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể từng loại cho các bạn cùng tham khảo và thực hiện nhé.
Cách khắc phục trên dòng tivi Oled Sony
Sử dụng những chức năng được trang bị sẵn trong tivi
Để có thể tránh bị lưu ảnh trên màn hình thì các dòng tivi này đều được trang bị các chức năng tự động điều chỉnh tình trạng của màn hình. Các chức năng này tự động chạy theo tùy theo từng tình trạng của tivi Sony nhà bạn.
Lưu ý : Một số chức năng cũng có thể chạy theo phương thức thủ công
- Làm mới màn hình: Chức năng làm mới màn hình sẽ tự động chạy để điều chỉnh độ đồng đều của màn hình Tivi sau khi sử dụng trong thời gian dài.
- Hiệu chỉnh màn hình: Chức năng hiệu chỉnh màn hình sẽ tối ưu hóa màn hình và giảm lưu ảnh hoặc làm hình ảnh rõ nét hơn trong các cảnh tối.
- Dịch chuyển pixel: Chức năng dịch chuyển pixel chống lưu ảnh trên màn hình Tivi bằng cách dịch chuyển hình ảnh trên màn hình Tivi sau một khoảng thời gian nhất định. Khi đặt chức năng này thành On (Bật) trong cài đặt, chức năng sẽ chạy tự động.
- Bảo vệ màn hình: Để tránh bị lưu ảnh, chức năng bảo vệ màn hình sẽ được kích hoạt nếu không thực hiện thao tác nào trong một khoảng thời gian.
- Chức năng để điều chỉnh độ sáng màn hình: Nếu hình ảnh hiển thị trên màn hình Tivi rất dễ bị lưu ảnh màn hình, chức năng giảm dần độ sáng màn hình sẽ hoạt động để Tivi không bị hiện tượng lưu ảnh màn hình.
Chủ động giảm rủi ro lỗi burn-in (lưu ảnh màn hình)
Nếu các bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây khi sử dụng tivi thì các bạn sẽ giảm được đáng kể hiện tượng lưu ảnh:
- Hiển thị toàn bộ màn hình bằng cách thay đổi Wide mode (Chế độ màn ảnh rộng) để loại bỏ các vạch đen. Chọn Wide mode (Chế độ màn ảnh rộng) thay cho Normal (Bình thường). Bước làm cụ thể:
Bước 1: Nhấn HOME trên điều khiển từ xa.
Bước 2: Chọn Settings (Cài đặt).
Bước 3: Chọn Display & Sound (Hiển thị & Âm thanh) hoặc Display (Hiển thị).
Bước 4: Chọn Screen (Màn hình).
Bước 5: Chọn Wide mode (Chế độ màn ảnh rộng).
Bước 6: Chọn Wide zoom (Chế độ màn ảnh rộng), Full (Toàn màn hình) hoặc Zoom (Phóng đại).
- Tắt chế độ OSD (Hiển thị trên màn hình) bằng cách nhấn nút DISPLAY (HIỂN THỊ), rồi tắt các menu từ thiết bị được kết nối. Để biết chi tiết, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng dành cho thiết bị được kết nối.
- Tránh hiển thị những hình ảnh tĩnh có màu sáng (kể cả màu trắng), đồng hồ hoặc logo trên bất kỳ phần nào của màn hình.
- Đặt cài đặt hình ảnh dựa trên các điều kiện xung quanh.
Bạn nên dùng chế độ Standard (Tiêu chuẩn) khi sử dụng tại nhà và khi xem những nội dung thường hiển thị logo của đài phát, v.v. Các bước vụ thể như sau:
Bước 1: Nhấn HOME trên điều khiển từ xa.
Bước 2: Chọn Settings (Cài đặt).
Bước 3: Chọn Display & Sound (Hiển thị & Âm thanh) hoặc Display (Hiển thị).
Bước 4: Chọn Picture (Hình ảnh).
Bước 5: Chọn Picture mode (Chế độ hình ảnh).
Bước 6: Chọn Standard (Tiêu chuẩn).
Cách khắc phục trên dòng tivi Oled LG
Tính năng tự ngăn chặn sự cố hình ảnh
Bằng cách trang bị cho những chiếc tivi của mình một loạt công nghệ nên những chiếc tivi LG Oled sẽ ngăn chặn đáng kể hiện tượng trên
- Dịch chuyển Hình ảnh
Công nghệ này làm giảm khả năng lưu ảnh khi một hình ảnh trên màn hình được chiếu cố định trong một thời gian dài.
Công nghệ Screen Shift giúp di chuyển các điểm ảnh của một vùng ảnh tĩnh.
- Điều chỉnh Độ chói Logo
Công nghệ này phát hiện những logo trên màn hình và giảm độ chói ở các khu vực bị ảnh hưởng.
- TPC(Kiểm soát độ chói đỉnh tạm thời)
LG OLED TV có công nghệ phát hiện hình ảnh tĩnh nào có nguy cơ lưu ảnh cao và điều chỉnh độ chói của điểm ảnh cho phù hợp.
Phục hồi sự cố lưu ảnh
Tivi LG OLED cũng có công nghệ hỗ trợ phục hồi hiên tương lưu ảnh có thể xảy ra khi mà người dùng đang sử dụng màn hình ngoài với những điều kiện xem thông thường.
Tính năng Pixel Refresher này được tích hợp trong LG OLED TV giúp tự đông phát hiện sự suy giảm điểm ảnh thông qua quá trình quét định kỳ, cân bằng lại sự suy giảm này khi cần thiết.
Tính năng này cũng có thể cảm nhận được mọi thay đổi điện áp của màn hình Bán Dẫn Dạng phim Mỏng trong khi tắt nguồn để phát hiện được và khắc phục sự suy giảm điểm ảnh bằng cách so sánh với một giá trị tham chiếu đã đặt sẵn.
- Sau bốn giờ sử dụng liên tục, tính năng Pixel Refresher được vận hành tự động khi bạn tắt TV sau khi xem tổng cộng hơn bốn giờ.
- Sau 2.000 giờ sử dụng liên tục, sau khi xem tổng cộng 2.000 giờ trở lên (năm giờ mỗi ngày trong khoảng thời gian một năm), Pixel Refresher sẽ tự động được vận hành và chức năng này sẽ chạy trong khoảng một giờ sau khi bạn tắt TV
- Tính năng Pixel Refresher cũng có thể được các bạn chạy một cách hoàn toàn thủ công bằng tay.
Trên đây là những thông tin Kho điện máy Online chia sẻ để giúp các bạn nắm được hiện tượng lưu ảnh (burn-in) trên tivi OLED là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi burn-in trên tivi OLED để các bạn tham khảo và thực hiện thành công tại nhà nhé.
- Top 5 Tivi giá rẻ dưới 3 triệu đáng mua nhất hiện nay - 28/09/2023
- Hướng dẫn cách hẹn giờ tắt điều hoà panasonic - 04/08/2023
- Chia sẻ các nút trên điều khiển điều hoà Panasonic - 31/07/2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Bảng giá thay màn hình tivi LG 43 inch
04/11/2022
3167 views
Hướng dẫn sử dụng điều khiển tivi Xiaomi
18/10/2022
2738 views
Hướng dẫn cách kết nối Wifi cho Tivi đời cũ...
24/03/2023
2619 views
Cách kết nối đầu thu Viettel với Tivi | Đơn...
12/12/2022
2482 views
Thay màn hình Tivi Samsung 55 inch giá bao nhiêu?...
26/07/2022
2201 views
Hướng dẫn điều khiển/cài đặt giọng nói Tivi Sony đơn...
08/07/2022
2175 views
Cách ngắt kết nối điện thoại với tivi qua Youtube【Đơn...
06/12/2022
2146 views
Bảng giá thay màn hình Tivi LG 55 inch mới...
18/11/2022
2050 views